"Chúng ta nên làm một cái gì đó cho Tây Tạng - cuộc sống là vô nghĩa nếu chúng ta không làm một cái gì đó cho Tây Tạng" - Tsering Kyi -
Xem thêm:
Tháng ba là thời điểm nhạy cảm đối với Tây Tạng. Tháng này, đánh dấu ngày kỷ niệm cuộc nổi dậy bất thành chống lại Trung Quốc khiến lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma phải lưu vong (năm 1959), và cuộc bạo loạn chống chính phủ làm rung chuyển thủ phủ Lhasa năm 2008.
Xem thêm:
Tháng ba là thời điểm nhạy cảm đối với Tây Tạng. Tháng này, đánh dấu ngày kỷ niệm cuộc nổi dậy bất thành chống lại Trung Quốc khiến lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma phải lưu vong (năm 1959), và cuộc bạo loạn chống chính phủ làm rung chuyển thủ phủ Lhasa năm 2008.
(Một vụ tư thiêu của người Tạng - ảnh st Internet)
Như tin đã đưa (xem thêm: Trung Quốc - Tin tức về Tây Tạng), đến giữa tháng 2, tại các khu vực cư trú của người Tạng, đã có ít nhất 22 vụ tự thiêu phản đối chính sách cai trị của Bắc Kinh. Nhà văn, đồng thời là người lên tiếng đòi quyền lợi cho người Tạng bà Tsering Woeser cho rằng: "Nếu không được cải thiện người Tây Tạng cảm thấy chết còn hơn là sống. Họ tự tử để phản đối".
Thủ tướng Trung Quốc, ông Ôn Gia bảo từng kêu gọi tôn trọng quyền tự do Tôn giáo và Văn hóa tại Tây Tạng. Tuy nhiên trước khi có những cải thiện về chính sách cai trị, người Tạng đã tiếp tục tự thiêu phản đối nhà cầm quyền. Mới đây đài Á Châu tự do đưa tin: Một bà mẹ trẻ và một học sinh đã tự thiêu trong cuộc biểu tình mới nhất chống lại sự cai trị của Trung Quốc ở khu vực Tây Tạng.
Một nữ sinh viên (được cho là Tsering Kyi, 20 tuổi) đã tự thiêu tại Cam Túc, để lại lời nhắn: "Chúng ta nên làm một cái gì đó cho Tây Tạng - cuộc sống là vô nghĩa nếu chúng ta không làm một cái gì đó cho Tây Tạng". Tin cho hay, khi ngọn lửa bùng lên, nhiều người đã ném đá vào nữ sinh này.
Ngày chủ nhật vừa qua (2/3/2012) lại tiếp tục có một vụ tiêu thiêu. Rinchen, một người phụ nữ đã đã đặt mình trên lửa ở phía trước một đồn cảnh sát (trước cửa chính tu viện Kirti quận Aba trong tỉnh Tứ Xuyên). Đài Á Châu Tự Do cho biết: Rinchen là một bà mẹ của ba đứa con trẻ, trong khi đó Tổ chức Tây Tạng tự do nói Rinchen có bốn người con.
(Tu viện Kirti, quận Aba, tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh st Internet)
Người phát ngôn của Tổ chức Tây Tạng tự do, bà Stephanie Brigden nói: Rinchen tự thiêu là kết quả của sự đàn áp và cố gắng để đồng hóa người Tây Tạng vào nền văn hóa Hán: "Người Tây Tạng đang sống dưới thiết quân luật trên thực tế. Trước việc biểu tình ngày càng lan rộng, phản ứng nhà cầm quyền là tăng cường đàn áp và giám sát. Tây Tạng bị đẩy sâu hơn vào khủng hoảng ".
Trong khi đó Chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ mọi cáo buộc về tình hình tự do tôn giáo và văn hóa ở Tây Tạng. Họ cho rằng: "Trung quốc đã đối xử một cách công bằng đối với các nhóm dân tộc thiểu số như người Tây Tạng. Chính phủ đã đổ hàng chục tỷ USD vào việc cải thiện điều kiện sống tại các khu vực cư trú của người Tạng".
Chính phủ cũng đã cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma và người Tây Tạng định cư ở nước ngoài đứng đằng sau các cuộc biểu tình và tự thiêu. Hiện giờ, Tây Tạng vẫn là nơi mà các phóng viên nước ngoài khó tiếp cận.
Vẫn có những cuộc tự thiêu, phản đối Bắc Kinh. RFI đưa thông tin cho biết, ngày 5/3 vừa qua một thanh niên 18 sau khi hô khẩu hiệu phản đối chính quyền đã châm lửa tự thiêu, ngay trước trụ sở chính quyền huyện An Bá, tỉnh Tứ Xuyên. Thi thể người này đã được cảnh sát mang đi.
Đây là vụ tự thiêu thứ ba trong ba ngày liên tục. Hiện ở Khu vực người Tạng sinh sống đã có 26 vụ tự thiêu.
"A Bá là nơi có đông đảo dân cư là người Tây Tạng và cũng là trung tâm « địa chấn » của phong trào phản đối chính sách trấn áp của Bắc Kinh. Hãng tin AFP đặt câu hỏi kiểm chứng nhưng chính quyền địa phương từ chối trả lời". - theo RFI.
Vẫn có những cuộc tự thiêu, phản đối Bắc Kinh. RFI đưa thông tin cho biết, ngày 5/3 vừa qua một thanh niên 18 sau khi hô khẩu hiệu phản đối chính quyền đã châm lửa tự thiêu, ngay trước trụ sở chính quyền huyện An Bá, tỉnh Tứ Xuyên. Thi thể người này đã được cảnh sát mang đi.
Đây là vụ tự thiêu thứ ba trong ba ngày liên tục. Hiện ở Khu vực người Tạng sinh sống đã có 26 vụ tự thiêu.
"A Bá là nơi có đông đảo dân cư là người Tây Tạng và cũng là trung tâm « địa chấn » của phong trào phản đối chính sách trấn áp của Bắc Kinh. Hãng tin AFP đặt câu hỏi kiểm chứng nhưng chính quyền địa phương từ chối trả lời". - theo RFI.
.....................
Cập nhật thêm tình hình ở Myanmar
Myanmar sẽ cho phép tự do báo chí
Báo chí ở Myanmar đã được tự do hơn. Năm ngoái, chính quyền quân sự đã gỡ bỏ sự kiểm duyệt liên quan tới các vấn đề như sức khỏe, giải trí, thời trang và thể thao, các phóng viên đang thử nghiệm sự tự do hạn chế này.
Báo chí ở Myanmar đã được tự do hơn. Năm ngoái, chính quyền quân sự đã gỡ bỏ sự kiểm duyệt liên quan tới các vấn đề như sức khỏe, giải trí, thời trang và thể thao, các phóng viên đang thử nghiệm sự tự do hạn chế này.
Hình ảnh của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, từng là một điều cấm kỵ gắt gao thì nay đã xuất hiện thường xuyên trên các trang nhất của tất cả các tờ báo (ngoại từ phương tiện truyền thông của nhà nước).
Mới đây Chính phủ nước này đã hứa hẹn bãi bỏ kiểm duyệt hoàn toàn một khi quốc hội chấp thuận một đạo luật truyền thông mới vào cuối năm nay. Pháp luật, hiện đang được soạn thảo, Myanmar sẽ cho phép tự do báo chí. Trong một bài phát biểu của mình, Tổng thống Thein Sein đã hứa cải cách dân chủ sâu rộng, và tuyên bố sẽ tôn trọng vai trò của các phương tiện truyền thông"
Tự do hóa báo chí - tiến trình dân chủ ở Myanmar đang diễn ra một cách chóng mặt. Họ làm được là bởi họ biết rằng Dân chủ hóa là quy luật bất biến - "thuận dòng thì sống nghịch dòng thì chết". Họ làm được là bởi tinh thần dân tộc thượng tôn vì một Myanmar thịnh vượng. Họ làm được là vì họ tin ở người dân.
Còn anh? Anh đéo tin!!
Tự do hóa báo chí - tiến trình dân chủ ở Myanmar đang diễn ra một cách chóng mặt. Họ làm được là bởi họ biết rằng Dân chủ hóa là quy luật bất biến - "thuận dòng thì sống nghịch dòng thì chết". Họ làm được là bởi tinh thần dân tộc thượng tôn vì một Myanmar thịnh vượng. Họ làm được là vì họ tin ở người dân.
Còn anh? Anh đéo tin!!
Đăng nhận xét