SÀI GÒN TIẾP THỊ: ÔNG NGUYỄN SỰ, BÍ THƯ THÀNH ỦY HỘI AN: ĐÃ LÀM QUAN THÌ PHẢI ĐƯỜNG HOÀNG

Thứ Hai, 13 tháng 2, 20121nhận xét

"Ai vào nhà Bí thư cũng được" và "khi người dân có đủ dũng khí chửi mình trong lúc bình tĩnh nhất, chứng tỏ họ còn tin mình. Khi đúng sai dân không lên tiếng nữa, mới là bi kịch"


Một hiếm hoi, dị biệt rất ở Lừa quốc thiên đàng: Bí thư thành ủy từng ở nhà tranh giột nát đến nỗi thiên hạ đàm tiếu "giả chết". Lương tháng hai vợ chồng 13 triệu, làm gì cho hết, thế nào là "tri túc", thế nào là biết đủ?


Ông Nguyễn Sự, bí thư Thành ủy Hội An không thích nói "quan thanh liêm" chỉ cần "tri túc", nhà tranh giột nát giờ được thay bằng nhà trệt. Lương hai vợ chồng 13 triệu cũng không đến nỗi phải cơ cực??

Xưa, làm quan có một khoản gọi là "dưỡng liêm", bọn Phong kiến thối tha vẫn từng đã bóc lột dân đen để nhào ra khoản nuôi dưỡng sự thanh liêm của quan lại.  Đương diên "công bộc của dân", hiện tại Lừa quốc thiên đàng thì he he... Lại nghĩ đến câu chửi của bần nông cửa miệng: Làm quan không tham ấy là ngu - ngu gì làm quan không tham. 
Đèo mẹ, xót ruột gất!!

Trước khi khái niệm chân lý: Chính quyền = cơ quan cung cấp dịch vụ hành chính công được xác quyết thực hành thì mình khoái: quan lại "phụ mẫu chi dân". Xưa nai đéo thấy cha mẹ nầu bòn rút tiền của của con cái, dưng đầy tờ oánh chủ, hà lạm gia quỹ vẫn từng.
Nào mời chi bộ nghe tâm tình chính mình của Nguyễn Sự - Bí thư thành ủy Hội An: Một dị biệt ở Lừa quốc thiên đàng, bài được đăng trên Sài gòn tiếp thị online.
........................................................
Giá trị sống
Ông Nguyễn Sự, bí thư thành uỷ Hội An
SGTT.VN - Tự nhận là người… thiếu văn hoá nhất Hội An, nói to nhất Hội An, con người bén nhọn, nhạy cảm đến quyết liệt ấy suốt 30 năm qua đã sống chết với Hội An, để gìn giữ cho được một không gian sống vừa xưa cũ, vừa hiện đại. Giữa không gian liêu trai của ngày Hội An ở Sài Gòn (10 – 12.2), ông đọc cho tôi nghe bài thơ của Chế Lan Viên: Yêu ở đâu thì yêu / Về Hội An xin chớ / Hôn một lần ở đó / Cả đời vang thuỷ triều…
Theo ông, điều gì làm nên sự quyến rũ kỳ lạ của vùng đất Hội An? Những biến động lịch sử có làm cho sức mạnh ấy bị vùi lấp, mai một?
Văn hoá là một khái niệm mở, bảo tồn nằm trong sự phát triển, không đóng khung, đóng cửa, vì thế nó luôn luôn động, phù hợp với đương đại nhưng vẫn giữ được những gì tốt đẹp của quá khứ. Trong một quá trình dài của lịch sử, Hội An vẫn giữ được sự giao lưu, giao thương, đó là một bản lĩnh rất kỳ lạ. Thế kỷ thứ 16 – 17, Hội An là thương cảng sầm uất bậc nhất của Đàng trong, nơi mở cửa đầu tiên của đất nước giao thương với thế giới, từ đó hội nhập với các nền văn hoá khác. Trải qua một thời kỳ dài trọng nông ức thương, Hội An vẫn giữ được tinh thần mở cửa, coi buôn bán là chuyện bình thường, giữ được con đường tơ lụa. Như trong kiến trúc, những ngôi nhà phố hình ống chẳng có mặt tiền, mặt hậu, sẵn sàng mở cửa đón mọi người. Những ngôi nhà của người Hoa, người Nhật đều do bàn tay tài hoa của thợ mộc Kim Bồng, thợ ngói Thanh Hà tạo dựng, vẫn mang diện mạo rất đặc trưng của Hội An…
Mỗi năm Hội An đón nhận đến 1,5 triệu du khách, với dân số khoảng 90.000 người, tính trung bình mỗi người dân đón 150 du khách/năm, làm thế nào để họ vẫn là mình?
...
Xem thêm: Đã làm quan là phải đường hoàng
Share this article :

+ nhận xét + 1 nhận xét

Anonymous
lúc 06:02 17 tháng 5, 2012

Ngay từ ngày nhậm chức tôi đã chuẩn bị cho mình nếu có mất chức thì cũng thấy bình thường, có chăng chỉ mất tiếng vâng tiếng dạ.
Oho...hoa ra nham chuc cung vi mong tieng vang tieng da
Xa hoi thoi nat dang giay chet

Đăng nhận xét

Recent

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Tuần hantimes - All Rights Reserved
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập