Nghị định 11 về việc xiết đầu tư công đã khiến các doanh nghiệp làm xây dựng cơ bản nguy khốn. Một doanh nghiệp xây dựng hàng đầu tại Nghệ An cho biết Nhà nước (ở đây là tỉnh Nghệ An) đang nợ họ cả trăm tỷ đồng, triển vọng giải ngân là rất mù mờ.
Một số doanh nghiệp xây dựng đã buộc phải “thu quân”, sử dụng thời gian không có việc làm để duy tu bảo dưỡng máy móc, thiết bị, đồng thời làm ra các sản phẩm vật liệu xây dựng bán lấy tiền duy trì hoạt động.
(Dấu hỏi lớn về dự án sắt Thạch Khê)
Tại Hà Tĩnh đại dự án Sắt Thạch Khê, vẫn đình trệ do thiếu vốn và người dân vùng giải phóng mặt bằng vẫn còn chịu cảnh khốn khổ. Căn nguyên sâu xa của sự việc này là do các cổ đông đã không chịu góp đủ vốn theo đúng quy định, doanh nghiệp thiếu tư cách pháp nhân để vay vốn từ ngân hàng. Quá trình tái cơ cấu TIC (Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê) vẫn đang tiếp diễn theo hướng Vinacomin (Tập đoàn Than và KS VN) nắm cổ phần chi phối, tuy nhiên quá trình này diễn ra chậm chạp và vấp phải nhiều rắc rối hơn người ta nghĩ.
Nhiều doanh nghiệp dệt may trong khu vực rơi vào tình trạng khó khăn, đặc biệt là từ quý II/2011 đến nay.
Trong khi đó, vốn FDI chưa mấy khả quan. Dự án Thép Formosa Hưng Nghiệp tại Vũng Áng – Hà Tĩnh trị giá tới 16 tỷ USD (giai đoạn 1 là 8.9 tỷ) khiến người ta quan ngại nhiều hơn là lạc quan hồ hởi, có thông tin cho biết Chủ đầu tư đang tính (đòi) vay tiền từ Ngân hàng Việt Nam để đầu tư vào dự án này.
(ngổn ngang tại khu định cư Vũng Áng)
Nhiều người đã cho rằng các Khu kinh tế đang có biểu hiện hư hỏng của những đứa trẻ được cưng chiều, đây là hệ quả của căn bệnh thành tích “lấy số” và tư duy địa phương chủ nghĩa từ các tỉnh trong khu vực.
Thay vì phải xác định trọng tâm như Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây Lăng Cô, Vân Phong thì tại các tỉnh miền Trung đã nở ra 13 Khu kinh tế biển với 13 Cảng nước sâu; mỗi cảng cách nhau chừng 50 tới 60km. Đầu tư dàn trải, thiếu liên kết và không xác định lợi thế cạnh tranh riêng tất cả đang tạo nên những cú nhức đầu kinh niên đối với nền kinh tế.
Quảng Trị vẫn ấp ủ kế hoạch, hối thúc Chính phủ “mạnh dạn” cho tỉnh thành lập KKT Đông Nam , với dự án Cảng nước sâu Mỹ Thủy. Tin từ cuộc họp giữa Thủ tướng với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cho biết: Thủ tướng đang rất cân nhắc về dự án cảng Mỹ Thủy và KKT Đông Nam , con gà hay quả trứng có trước?
Chỉ số tín nhiệm tín dụng của Việt Nam tiếp tục suy giảm. Vào tháng 8 năm 2011, Standard & Poor’s đã hạ xếp hạng tín dụng nội tệ của Việt Nam từ BB xuống BB- với công bố chính thức về nguyên nhân hạ là do hãng này thay đổi các cơ sở tính toán đối với xếp hạng tín nhiệm nợ quốc gia.
Elliott Advisors, một quỹ đầu tư rủi ro (hedge fund) có trụ sở ở Mỹ, kiện tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin của Việt Nam lên Tòa Thượng thẩm London. Số tiền mà quỹ này đòi là 600 triệu USD.
Trở lại câu chuyện tái cơ cấu Vinashin: "Vinashin đồng ý tiến hành tái cơ cấu dưới sự giám sát của một ủy ban của các chủ nợ do Elliott và DEPFA làm đồng chủ tịch. Nhưng sau 9 tháng thương lượng quanh co, Vinashin đưa ra lời đề nghị khiến các chủ nợ “té ngửa”: Vinashin sẽ trả 35 cents trên mỗi đô la đi vay, hoặc (có lẽ trò cười vẫn còn nhạt) trái phiếu lãi suất 0% kỳ hạn 13 năm có giá trị tương đương 35 cents kia. Là một nhà đầu tư, bạn được quyền chọn ăn mứt hôm nay hay ngày mai nhưng có điều là có quá ít mứt để phết".
Tác giả Jonathan Rogers (chuyên mục Captial City, Tạp chí Tài chính Quốc tế) trong bài viết Rốt cuộc nhà nước Việt Nam phải trả nợ cho Vinashin đã cho rằng: "Nếu Việt Nam còn hy vọng tiếp cận các thị trường tài chính nước ngoài thì nó phải cố gắng tránh tạo ra tiền lệ ô nhục." (http://www.ifre.com/vietnam-may-end-up-paying-for-vinashins-default%C2%A0/20045129.article)
Chỉ số tín nhiệm tín dụng của Việt Nam tiếp tục suy giảm. Vào tháng 8 năm 2011, Standard & Poor’s đã hạ xếp hạng tín dụng nội tệ của Việt Nam từ BB xuống BB- với công bố chính thức về nguyên nhân hạ là do hãng này thay đổi các cơ sở tính toán đối với xếp hạng tín nhiệm nợ quốc gia.
Trở lại câu chuyện tái cơ cấu Vinashin: "Vinashin đồng ý tiến hành tái cơ cấu dưới sự giám sát của một ủy ban của các chủ nợ do Elliott và DEPFA làm đồng chủ tịch. Nhưng sau 9 tháng thương lượng quanh co, Vinashin đưa ra lời đề nghị khiến các chủ nợ “té ngửa”: Vinashin sẽ trả 35 cents trên mỗi đô la đi vay, hoặc (có lẽ trò cười vẫn còn nhạt) trái phiếu lãi suất 0% kỳ hạn 13 năm có giá trị tương đương 35 cents kia. Là một nhà đầu tư, bạn được quyền chọn ăn mứt hôm nay hay ngày mai nhưng có điều là có quá ít mứt để phết".
Tác giả Jonathan Rogers (chuyên mục Captial City, Tạp chí Tài chính Quốc tế) trong bài viết Rốt cuộc nhà nước Việt Nam phải trả nợ cho Vinashin đã cho rằng: "Nếu Việt Nam còn hy vọng tiếp cận các thị trường tài chính nước ngoài thì nó phải cố gắng tránh tạo ra tiền lệ ô nhục." (http://www.ifre.com/vietnam-may-end-up-paying-for-vinashins-default%C2%A0/20045129.article)
Đầu năm 2012, những dự đoán về nền kinh tế càng thêm bi quan. Trong khi đó, Chính phủ hạ quyết tâm tăng trưởng kinh tế đạt 6 tới 6,5%, giảm lạm phát dưới 10%; tái cấu trúc nền kinh tế, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (trọng tâm là các ngân hàng thương mại). Nhưng điều người ta quan ngại là việc Việt Nam liệu còn có được một tiềm lực tài chính khả dĩ để thực hiên thành công những dự định của mình.
Một số thông tin cho hay, Chính phủ đang âm thầm thực hiện gói kích cầu kinh tế tiếp theo. Dự đoán nếu gói kích cầu này thành hiện thực, nền kinh tế sẽ tăng trưởng từ khoảng tháng 5 tháng 6 đến tháng 9 tháng 10 năm 2012.
Tuy nhiên hiệu quả lâu dài và bền vững của gói kích cầu (nếu có) này vẫn là một dấu hỏi và rằng nó sẽ tạo ra một cơn "phù" hơn là tạo nên những giá trị thực sự.
Kích cầu kinh tế - gắn với chặn đà lạm phát? Tiến sỹ Trần Đình Thiên cho rằng chỉ khi kéo mức lạm phát xuống 5 tới 6% thì doanh nghiệp mới khả dĩ sống được. Nhưng có vẻ đây là nhiệm vụ bất khả thi với Chính phủ?
Trong bối cảnh khó khăn toàn diện của nền kinh tế, thì thông tin từ Mianma cho hay, nước này sau thành công bước đầu về việc dân chủ hóa nền chính trị, đã chối bỏ một số dự án đầu tư của Trung Quốc. Điều này làm thế giới đặc biệt quan tâm, nhân đà thắng lợi, họ công bố chính sách thu hút đầu tư mới, thực sự rải thảm đỏ đón đầu tư nước ngoài.
Điều này có nghĩa rằng Việt Nam sẽ có thêm một đối thủ trong thu hút đầu tư FDI và với sự vận hành của một nền dân chủ, Mianma sẽ có được ưu thế khi cạnh tranh Việt Nam .
Vàng sẽ tiếp tục nhảy múa, đi kèm theo đó là việc tiền đồng sẽ tiếp tục mất niềm tin.
Vậy nên đầu tư gì trong thời điểm suy thoái kinh tế trầm kha này?
Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư cho rằng:
Nên dồn mọi nỗ lực để trả bằng hết nợ ngân hàng, kiên quyết không để nợ ngân hàng dìm mình tới chỗ phải “tự tử”.
Nếu có được tiềm lực tài chính vẫn nên đầu tư trung và dài hạn vào bất động sản, đặc biệt là đất.
Nông nghiệp đặc biệt là mô hình nhà máy làm nông nghiệp, tự chủ cung ứng các sản phẩm nông nghiệp sạch cho thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là một hướng đi thú vị.
(hantimes tổng hợp từ các nguồn)
+ nhận xét + 1 nhận xét
cứ bơm tiền ra, kiểu gì chả trúng. Thu nhập tăng khủng theo số các con số không, còn lạm phát thì thiếu đek gì cách ma số
Đăng nhận xét