NÚI ĐẤT: TRUNG - VIỆT HUYẾT CHIẾN!

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 20100 nhận xét


Có hai Đế quốc bự phải cuốn gói khỏi cái mảnh đất khoảng ba trăm ba chục ngàn cây vuông này. Và vì thế sau năm 1975, An Nam mít, nghèo đói xác xơ, thương tích đầy mình đã tự ưỡn ngực để xưng tiền đồn, tiên phong của Chủ Nghĩa Xã Hội (Chủ nghĩa Thiên đường). Năm 1977, "tiền đồn" đổi Quốc hiệu trở thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Nhưng chuyện này tạm đéo nói.

1. Sự A kay của người Tàu
An Nam mít đói te tua nhưng rất chi là hãnh tiến. Việc đó khiến Tàu ( China ) ngứa mắt, nó găm một con giao ở ngay cái bụng của An Nam để rình cơ chọc cho một nhát. Thế là chế độ Khơ me đỏ (tức là Khơ me cộng sản) được xây dựng tại Cam Pốt. Bọn nầy éo hiểu trời cao đất dày gì cả, dám vuốt râu "Tiền đồn". "Tiền đồn" he mũi liền thảo phạt, trong có vài tuần bọn chép con chạy te tua hết cả.
Chuyện này cũng tạm éo nói đến nữa.

Trung Quốc Hủa phẳn cú, hơn nữa là phải có cái gì đó để mặc cả với bọn Mẽo (Hoa Kỳ) hòng đẩy nhanh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Nguyên thủ của Hủa phẳn là Me xừ Đặng tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học".

Cuối năm 1979, đéo nói năng chi cả, mấy mươi vạn lính Tàu rầm rộ kéo sang, chiến tranh Trung - Việt bùng phát. Người Trung Quốc nhanh chóng quét qua các cứ điểm phòng ngự của An Nam, các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai thất thủ, hang Păc Pó nơi Cha già dân tộc An Nam từng ở bị Hùa Phẳn đánh sập. Tướng tư lệnh Hùa Phẳn là Dương Đắc ChíHứa Thế Hữunghĩ rằng chỉ trong một tuần sẽ đánh đến Hà Nội bắt ráo đám An Nam mít cứng đầu, lập lại trật tự.

Dưng mà mấy thằng cha này éo nghĩ ra là An Nam mít có Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (trăm trận xông pha Giáp vẫn Nguyên).Võ Đại tướng thực thi cái chiến lược nhử địch vào sâu trong nội địa, tiến hành đánh chia cắt hậu cần rồi tổng phản công tiêu diệt. An Nam bẩu: thằng China cũng éo biết trời cao đất dày gì, dám chọc vào ông. Nghĩ thế bèn kéo quân chủ lực từ Căm Pốt về tính biến vùng núi phía bắc thành mồ chôn người ăn màn thầu.

Hùa Phản sợ, Hùa Phẳn cút thẳng. Trên đường rút họ bị An Nam liên tục đánh đuổi pháo kích. Trên hướng Đông Bắc, quân An Nam lần lượt tái chiếm lại các thị xã Cao Bằng và Lạng Sơn, pháo kích thị trấn Bằng Tường.

2. Huyết chiến Núi Đất

Nuôi chí đánh phục thù, Hùa Phẳn hiện đại hóa quân đội, sắm sanh vũ khí chờ ngày chơi lại An Nam. Năm năm sau họ khởi đại quân đánh An Nam mít phát nữa. Lần này cha họ Hứa vì cầm quân dốt nát nên binh quyền trao vào tay Dương Đắc Chí. Bên An Nam, Võ Đại Tướng bị thất sủng, người cầm quân chống Tàu là tướng Văn Tiến Dũng.

Trên biên giới Vị Xuyên, đạn đã lên nòng.

Sau cá tháng tư năm 1984 một ngày, Hùa Phẳn mở chiến dịch Lão Sơn và Giả Âm Sơn (đây là một trong 9 lần xuất quân lớn của Hùa Phẳn kể từ thời cố nội nó là Mao Chủ tịch). Lão Sơn được phía An Nam gọi bằng Núi Đất cũng là cao độ 1509, đối diện là núi Giả biện Sơn (An Nam gọi bằng Núi Bạc hay cao điểm 1250). Hai ngọn núi này được coi là cốt tử trên biên giới Vị Xuyên - Hà Giang.

Khởi đầu Hùa Phẳn nã pháo vào Núi Đất và Núi Bạc suốt 26 ngày đêm, sau Dương Đắc Chí xua quân xông lên. Lính An Nam dù ít hơn và đéo có trọng pháo hỗ trợ vưỡn đánh trả quyết liệt. Sau 18 ngày cầm chân Hủa Phẳn, quân An Nam thối lui. Hôm đó nhằm ngày 15 tháng 5 năm 1984.

Ngày 12 tháng 6, tướng Văn Tiến Dũng cho quân phản kích chiếm lại Núi Đất và Núi Bạc, kết quả là 2 đại đội Hủa Phẳn ở đây bị diệt sạch, quân An Nam chết bao nhiêu thì không biết.

Hùa Phẳn lại xuất quân tái chiếm, đánh nhau ngút ngàn, lính An Nam anh hùng Nup khi pháo binh Trung Quốc oanh tạc, đến khi bộ binh của Hùa Phẳn xông lên thì dùng thủ pháo, lưỡi lê đánh cận chiến. Hai bên oánh qua oánh lại, dưng quân Hùa Phẳn mạnh quá, pháo to nã mãi. Lính An Nam mình chịu éo được, lại phải rút.

Đầu tháng bẩy cùng năm, Tướng Văn Tiến Dũng chọn ra 6 trung đoàn từ các sư đoàn 313, sư đoàn 316, sư đoàn 356, quyết lấy lại Núi Đất, chiến dịch được đặt mật danh là "MB84 thu hồi lãnh thổ". Dưng mà thế éo nào mà Hùa Phẳn nó biết trước được, nó đặt phục binh tuyền là hỏa tiễn chờ sẵn. Một viên trung tá pháo binh của Hùa Phẳn kể rằng lúc nửa đêm ngày 11/7 chúng nó đã có 2,5 lần số đạn so với bình thường. Trong khi đó sáu trung đoàn An Nam đã áp sát trận địa với sự ấp ủ: Chuẩn bị nhiều dây trói bắt cho sạch đám bành trướng.

5h sáng ngày 12/7, trận huyết chiến Núi Đất bùng nổ, mặt đất rung lên từ mọi hướng. Lính An Nam bất chấp tổn thất, tấn công như vũ bão. Trong khi đó pháo binh và các dàn tên lửa đất đối đất bên Hùa Phẳn thi nhau trút bão lửa lên bất kỳ hướng tấn công nào của quân đội Việt Nam . Cũng theo lời viên trung tá trên kể lại thì: "Hai tiểu đoàn trưởng của địch (tức là An Nam ) bị giết tại chỗ. Mặc dù không có chỉ huy, địch quân đã không từ bỏ vị trí của chúng. Những lính bị thương cũng không rên rĩ. Họ di chuyển thương binh ra khỏi khu vực sau khi hỏa châu vừa tắt. Kỷ luật của quân địch thật không thể nào tin được.".

Đánh nhau đến trưa thì Hùa Phẳn hết đạn, quân An Nam chiếm được cao điểm 164. 1h chiều Hùa Phẳn đã tra thêm đạn vào các khẩu pháo và dàn tên lửa của mình và phản công lấy lại cao điểm 164. Dưới bão lửa, các trung đoàn của An Nam lần lượt xung trận và ngã xuống, thậm chí có tiểu đoàn chỉ còn 6 người nhưng vẫn tiến công (vưỡn theo lời bốc phét của một trung tá pháo binh Hùa Phẳn trên trang Xinhua).

Phía Việt Nam vì tổn thất nặng đã buộc phải ngưng nỗ lực thu hồi lãnh thổ. Theo thống kê của phía Trung Quốc thì có tới 3700 lính Việt Nam đã bị giết (ta gọi là hy sinh) sau đó lính Trung Quốc còn giết thêm chừng 50 hoặc 60 lính Việt Nam khi những người lính này đến thu nhặt xác đồng đội. Còn một số cựu chiến binh Việt Nam tham chiến tại chiến trường này ta bị thiệt khoảng 300 lính. Đài truyền hình Nhật Bản (NHK) trong một cố gắng dựng lại trận chiến này đã xác định con số 3700 tử sỹ của Việt Nam tử trận trong cuộc phản công dành lại Núi Đất. Nhiều nguồn tư liệu cho rằng đây là trận huyết chiến dữ dội nhất ở Á châu kể từ những năm 80 trở lại đây.

Mỗi thằng nói một kiểu, ẻo hiểu ra thía nào. Nhưng rốt lại đều thống nhất trong trận giao tranh nầy, An Nam thua trận và phải rút khỏi Lưỡng Sơn.

Sau trận chiến Núi Đất, tuyết phòng ngự của An Nam trên vùng Vị Xuyên bị lung lay, An Nam mít bèn đưa sư đoàn Tà Xanh (Sư 31) ở Lào về để bổ sung vào chiến trường. Lính sư này phần lớn là trai Thanh, Nghệ và họ đã chặn đứng thế tiến công của người Trung Quốc.

Vì bang giao lâu dài mà xứ ta đã phải vờ vịt quên một phần lịch sử bi tráng, có những con người đã ngã ngục trước hỏa pháo của Tàu và gần như bị quên lãng. 

********
Sông sưu tầm từ Xinhua, BBC, blog của Phạm Viết Đào và hàng chục nguồn khác giờ éo nhớ nữa!

Share this article :

Đăng nhận xét

Recent

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Tuần hantimes - All Rights Reserved
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập